tìm hiểu kiến thức về dns

Ngày nay DNS là một trong những điều quan trọng ở thời đại công nghệ số hiện nay. Dù bạn là người học công nghệ hay những ngành nghề khác, chắc hẳn bạn cũng đã từng có 1 lần được nghe đến cụm từ này. Cùng theo dõi bài viết của Zlshop để biết thêm nhiều thông tin về DNS nhé.

DNS là gì?

dns là gì

DNS là 1 tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Domain Name System, dịch ra có nghĩa là hệ thống phân giải tên miền.

Có thể nói theo 1 cách đơn giản hơn đó chính là DNS là một thứ, phần mềm cho phép chuyển đổi các tên miền website mà bạn đang sở hữu hoặc đang sử dụng có dạng www.tenmien.com sang dạng số là một địa chỉ IP ứng với tên miền trên cũng như ngược lại.

DNS được ra đời vào năm 1984, là hệ thống dành cho Internet, cho phép con người thiết lập 1 mỗi quan hệ giữa địa chỉ IP và tên miền.

Cũng nhờ hệ thống này, các thiết bị mạng có thể liên kết được với nhau, đồng thời qua đó, con người có thể định vị và gán địa chỉ cụ thể cho những thông tin khác nhau trên mạng internet.

DNS hoạt động như thế nào?

cách hoạt động của domain name system

Đây là 1 hệ thống hoạt động dựa theo cấu trúc có tên gọi khá đặc biệt là truy vấn riêng. Thông qua cấu trúc này, máy chủ DNS sẽ có thể tìm kiếm thông tin 1 cách tự động theo đã phân giải của hệ điều hành tại file host.

Sau thời gian tìm kiếm, bạn có thể nhận được một trong hai kết quả. Có thể là không thấy thông tin, khi đó DNS sẽ tiếp tục quá trình tìm kiếm tại bộ nhớ cache. Trường hợp 2 là không nhận được bất cứ thông tin nào và lúc đó Domain Name System sẽ hiển thị mã bị lỗi. 

Mỗi DNS server được tiến hành và kiểm soát bởi đơn vị cung cấp dịch vụ website. Từ đó, nhà cung cấp là người có nhiệm vụ theo dõi DNS server cũng như tên miền tương ứng của chúng.

Nói một cách đơn giản hơn, khi một trình duyệt muốn tìm kiếm bất cứ một địa chỉ website nào thì chỉ DNS server được quản lý bởi tổ chức trang web đang được tìm kiếm đó mới có thể phân giải tên của trang.

Khi đó, bạn có thể hiểu Domain Name System server lúc này như 1 người phân giải tên của các thiết bị có miền là địa chỉ trên mạng Internet.

Nếu như 1 DNS server ngoài bất kỳ muốn phân giải tên của website nhưng lại không thuộc quyền kiểm soát của mình thì DNS server sẽ phản ứng lại động thái đó bằng 1 cách trả lời thích hợp.

Có các loại DNS server nào?

Hiện nay có 2 loại DNS server phổ biến đó chính là root name server và local name server. Nếu như bạn chưa hiểu rõ về 2 cụm từ học thuật này thì hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây.

Root Name Server

root name server

Đây là là 1 cụm từ biểu thị máy chủ tên miền với các thông tin, qua đó có thể tìm kiếm các máy chủ authority có tên miền lưu trữ và những tên miền thuộc cấp độ cao nhất top-level-domain.

Những máy chủ có tên miền thuộc mức cao nhất là top-level-domain thì máy chủ authority có thể nhận được các thông tin của tên miền thuộc mức second-level-domain. Quá trình tìm kiếm được diễn ra cho đến lúc tên miền muốn tìm được đưa về máy chủ authority. 

Quá trình tìm kiếm sẽ được truy vấn và gửi ngay về cho máy chủ ROOT. Quá trình này sẽ không thành công nếu như các máy chủ có tên miền ở mức ROOT hiện đang không hoạt động.

Nếu muốn vấn đề này không xảy ra thì trên mạng Internet hiện tại phải có 13 hệ thống máy chủ mà tên miền đang hoạt động dưỡi mức ROOT. Các máy chủ có tên miền này cần được đặt tại nhiều nơi vị khác nhau trên Internet.

Local Name Server

Server này là 1 nơi chứa thông tin, và cho phép tìm kiếm máy chủ có tên miền thấp hơn được lưu trữ. Local name server sẽ được duy trì bằng hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp dịch vụ mạng ISPs.

Các loại DNS sử dụng phổ biến nhất

Ngày nay các loại DNS đang có rất nhiều và được sử dụng phổ biến trên Internet. Dưới đây là 6 dịch vụ DNS phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều người tin tưởng sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp địa chỉ IP của các dịch vụ DNS ngay dưới đây!

DNS Google

google dns

Domain Name System Google là một trong những DNS server có tầm ảnh hưởng và phổ biến nhất hiện nay do tốc độ của nó nhanh và ổn định. Đã có rất nhiều nhà cung cấp hosting tại Việt Nam cũng như người dùng yên tâm tin tưởng và lựa chọn sử dụng loại này.

DNS này có Preferred DNS server là 8.8.8.8 cũng như Alternate DNS server là 8.8.4.4. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng địa chỉ IPv6 là 2001:4860:4860::8888 hoặc 2001:4860:4860::8844

DNS Cloudflare

Đây là 1 loại DNS có chức năng điều phối theo lớp CloudFlare và có địa chỉ IPv4 là 1.1.1.1 hoặc 1.0.0.1. Cloudflare là một nơi cung cấp dịch vụ Domain Name System trung gian, cho phép điều phối lưu lượng truy cập thông qua lớp bảo vệ này. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng địa chỉ IPv6 là 2606:4700:4700::1111 hoặc 2606:4700:4700::1001

Domain Name System VNPT

Domain Name System lần đầu xuất hiện và được phát triển bởi tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT có địa chỉ IP là 203.162.4.191 hoặc 203.162.4.190. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng địa chỉ IP khác như 203.162.0.181 hoặc 203.162.0.11

OpenDNS

open dns

Đây là công cụ giúp bạn tìm kiếm máy chủ Domain Name System nhanh nhất mà chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua. Đây là DNS được phát triển thông qua điện toán đám mây và tương ứng với nó là địa chỉ IP 208.67.222.222 hoặc 208.67.222.220

 DNS Viettel

Đây là DNS của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, có địa chỉ IP là 203.113.131.1 hoặc 203.113.131.2. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng địa chỉ IP khác như 203.119.36.106 hoặc 203.190.163.13

DNS Server FPT 

Được phát triển bởi công ty viễn thông FPT. Có 2 địa chỉ IP là 210.245.24.20 và 210.245.24.22. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng địa chỉ IP khác như 210.245.0.53 hoặc 210.245.0.58

Chi tiết cách sử dụng DNS

Sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn từng bước để có để sử dụng chiếc DNS trên máy tính một cách đơn giản và dễ hiểu nhất nhé!

Nếu mọi người chưa biết thì các Domain Name System có tốc độ biên dịch không giống nhau, vì vậy người dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn DNS Server mà mình muốn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bản Domain Name System mặc định từ nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc dùng Domain Name System server miễn phí cũng là một cách khác. Tuy nhiên nếu bạn có ý định sử dụng DNS Server khác thì bạn bắt buộc phải thay đổi nó ở trong cả máy tính của bạn. 

Chi tiết các bước để thay đổi DNS trên máy tính 

  • Bước 1 : Chọn Bắt đầu (start) – Setting (cài đặt) – Network connection (Kết nối mạng)
  • Bước 2 : Chọn Local area connection ( kết nối khu vực địa phương ), chọn Properties ( đặc tính ) – Internet protocol – Properties
  • Bước 3 : Điền thông số DNS Server mà bạn đã chọn vào 2 ô “ Preferred DNS Server “ và “Alternate DNS Server

Lưu ý: Hãy nhớ rằng, phải kiểm tra thật kĩ tên các website mà bạn truy cập (phòng trường hợp bạn truy cập vào các web giả mạo hoặc không rõ nguồn gốc). Thì những hacker rất dễ dàng để có thể đánh cắp thông tin cá nhân của bạn! Do đó, bạn phải thật cẩn thận với những thông tin mà bạn đã cung cấp. 

Trên đây là các thông tin chi tiết nhất để trả lời cho câu hỏi DNS là gì cũng như những loại DNS server phổ biến hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những hiểu biết căn bản về DNS Server, về tầm ảnh hưởng cũng như chức năng, cách dùng của chúng trong website và mạng internet.