Khi tỷ lệ người bị điện giật mỗi ngày một tăng cao, tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi gặp các trường hợp bị điện giật mọi người thường luống cuống và không biết cách xử lý như thế nào. Nếu như xử lý sai thì cả đôi bên đều gặp nguy hiểm. Chính vì lý do này, bài viết dưới đây, zlshop.net sẽ chia sẻ cho bạn cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng cách nhất.
Nên làm gì khi phát hiện có người bị điện giật
Người bị điện giật là tình huống cấp bách cần có sự trợ giúp kịp thời và đúng cách. Rất nhiều người khi rơi vào tình huống này không khỏi hoang mang, lo sợ và luống cuống không biết nên làm thế nào. Để bình tĩnh xử lý kịp thời trong tai nạn điện mỗi người nên chuẩn bị cho mình những kiến thức phòng tránh.
Trước khi muốn cứu người bị điện giật bạn phải đảm bảo bản thân không bị điện giật theo bằng cách tắt nguồn điện. Nếu là dòng điện cao thế thì mọi người nên tránh xa ít nhất bán kính 6m và tìm cách loại bỏ dây điện vướng vào nạn nhân.
Mọi người không nên chớ vội lao vào cứu người vì có thể không những không cứu được mà bản thân cũng bị điện giật.Bản thân chúng ta phải thật bình tĩnh để nghĩ ra cách cứu giúp người bị nạn.
Đối với nguồn điện cao thế vô cùng nguy hiểm nếu không có đồ bảo hộ tuyệt đối không được tự ý ngắt điện mà cần sự trợ giúp của nhân viên điện lực. Với trường hợp khác nhanh chóng ngắt nguồn điện càng nhanh càng tốt.
Sau khi tách được nguồn điện ra khỏi nạn nhân cần lập tức sơ cứu bằng cách hô hấp nhân tạo nếu không còn nhịp tim.
Cần liên hệ ngay với nhân viên y tế phòng trường hợp xấu như bệnh nhân mất ý thức, bỏng nặng, khó thở. Không tập trung đông người xung quanh nạn nhân gây ngột ngạt, thiếu oxy.
Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bị điện giật đó là do thái độ chủ quan và sự kém hiểu biết của mọi người khi sử dụng điện.
Chẳng hạn khi sửa chữa liên quan đến điện không ngắt nguồn điện hay có biện pháp ngăn cách điện hợp lý. Trẻ em nghịch ngợm, chọc tay hay các vật vào ổ điện cũng dẫn đến bị điện giật.
Để không xảy ra trường hợp xấu đối với tính mạng người bị điện giật bạn cần học cách sơ cứu tai nạn điện giật đúng cách, hãy làm theo các chỉ dẫn sau:
Ngắt nguồn điện
Nguồn điện tiếp xúc với cơ thể càng lâu càng nguy hiểm do đó cần ngắt điện ngay lập tức. Bạn cần xác định rõ công tắc để tắt toàn bộ nguồn điện nhanh nhất:
- Điện giật do bắt nguồn từ ổ cắm, giắc điện, dây điện hở thì cần rút ổ cắm. Nhưng cách an toàn và hữu hiệu nhất bạn nên trực tiếp dập cầu dao, ngắt toàn bộ hệ thống điện trong nhà.
- Trường hợp tai nạn điện do đường dây cao thế cần gọi ngay cho bên điện lực ngừng, ngắt điện. Liên hệ với nhân viên y tế để nạn nhân được cứu chữa kịp thời.
- Khi bị điện giật trong vũng nước bạn không được tiến lại gần mà phải tìm ra cách ngắt nguồn điện an toàn. Nếu thấy hiện tượng tê chân hãy nhảy bằng một chân rời xa vị trí rò điện.
Loại bỏ hoàn toàn nguồn điện ra khỏi bệnh nhân
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn nên sử dụng các vật dụng cách điện để hất dây điện ra khỏi người gặp nạn. Trong trường hợp không ngắt được nguồn điện thì khi gỡ dây điện cần mặc đồ bảo hộ, sử dụng các dụng cụ cách điện để hỗ trợ. Tuyệt đối không chủ quan lao vào để kéo người bị nạn ra khi đó người cứu cũng sẽ bị nhiễm điện, nguy hiểm cho cả đôi bên.
Sơ cứu bệnh nhân
Người bị điện giật sẽ có một vài biểu hiện như bỏng, ngất đi, khó thở, ngừng tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với điện. Để tránh các hậu quả về sau cần sơ cứu kịp thời cho người bệnh theo các bước sau:
- Nhấc nhẹ nạn nhân tránh gây gãy, trật xương để tư thế nằm thoải mái, không tập trung nhiều người xung quanh nạn nhân tránh ngạt khí.
- Dùng chăn, áo để giữ ấm cho cơ thể nạn nhân.
- Cố gắng làm nạn nhân tỉnh táo, gọi tên nạn nhân liên tục và đồng thời kiểm tra mức độ chấn thương.
- Nếu nạn nhân khó thở, ngừng thở lập tức hô hấp nhân tạo.
- Vết thương bỏng nhẹ hãy rửa dưới vòi nước mát, vết thương chảy máu cần được khử trùng sau đó băng lại để cầm máu.
- Trước khi tiến hành sơ cứu nạn nhân cần gọi hoặc thuê xe cứu thương Cấp Cứu Vàng để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế sớm nhất, nhất là các trường hợp rơi vào tình trạng nặng.
Bệnh nhân bị điện giật sau khi sơ cứu được ổn định cần được kiểm tra tổng thể kỹ lưỡng hơn, sau đó đưa ra các biện pháp điều trị tránh các di chứng về sau.
Những điều cần chú ý trong quá trình sơ cứu
Nếu như bạn có ý tốt muốn giúp đỡ người bị điện giật đó là điều đáng mừng, nhưng sự nhiệt tình phải đi kèm sự hiểu biết. Một khi sơ cứu sai cách dẫn đến để lại các di chứng về sau cho người bệnh thậm chí đe dọa đến tính mạng. Để không mắc phải các sai lầm đó bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra hơi thở và nhịp tim nạn nhân để xác định dấu hiệu sự sống. Nếu nạn nhân rơi vào tình trạng ngừng tim thì tiến hành hồi sức tim phổi xen kẽ thổi hơi. Thực hiện hô hấp nhân tạo liên tục đến khi nạn nhân có dấu hiệu tự thở lại được.
- Thao tác hô hấp nhân tạo: nâng cằm bệnh nhân lên và hơi ngả về sau. Thổi hơi vào miệng nạn nhân khoảng 10 – 12 nhịp/phút. Hồi sức tim phổi xen kẽ: ép tim với tần suất 100 – 120 nhịp/phút. Quá trình hồi sức tim phổi khá mất sức nên cần có sự hỗ trợ luân phiên thực hiện nếu bệnh nhân hôn mê sâu.
- Xác định vị trí đặt tay để ép lồng ngực: vị trí ½ xương ức với người lớn. Đặt hai tay đan lên nhau và dùng lực vào mu bàn tay, duỗi thẳng tay và thực hiện ép nhịp tim. Khi thực hiện người hồi sức tim phổi cần giữ vững vị trí và ép tim liên tục, cứ 2 lần thổi ngạt thực hiện 30 lần ép tim.
- Khi thấy nạn nhân bị bỏng không được đổ nước vào người gây giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu bỏng nhẹ thì cho nước chảy vào vùng bị bỏng, bỏng nặng hơn cần có biện pháp cứu chữa kịp thời.
- Không cạo dầu gió lên cơ thể nạn nhân.
- Giữ ấm cơ thể nạn nhân, để thoáng nghĩ, không tập trung đông người xung quanh.
- Để đảm bảo sơ cứu hiệu quả hơn hãy nhanh chóng gọi đến cơ sở y tế hoặc truy cập vào website: capcuuvang.com để xin sự trợ giúp. Khi liên hệ bạn nên cung cấp các thông tin cần thiết cho nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Phương pháp phòng tránh điện giật hiệu quả
Nhu cầu sử dụng điện là rất cao, ở bất kỳ đâu cũng cần sử dụng điện và cũng có rất nhiều cột điện cao thế. Vì vậy tai nạn điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên mỗi người phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi nguy hiểm. Để luôn an toàn và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn điện cần lưu ý:
- Khi sửa chữa điện cần ngắt nguồn điện, trang bị đồ bảo hộ và dùng dụng cụ cách điện.
- Không dùng dây điện nối, hở điện và các thiết bị điện quá cũ bị hư hỏng.
- Không sử dụng điện với chân tay ướt hay các thiết bị để lâu ngày bị ẩm.
- Khi bị chập cháy do điện không được đổ nước vào dập lửa, tìm cách ngắt nguồn điện.
- Không làm việc gần nguồn điện cao thế, làm việc trên cao ngoài trời phải lưu ý tránh va đập vào đường dây tải điện.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách. Hy vọng, từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ biết cách sơ cứu khi gặp người thân hoặc người xung quanh bị điện giật.